Hôm nay Bếp Việt sẽ giúp bạn tìm nguyên nhân và cách khắc phục để bánh flan bị rỗ nhé!
- Bánh flan bị rỗ mặt:
– Nếu bạn nào dùng phương pháp hấp cách thủy để làm chín bánh flan thì cực kỳ bực mình với những vết rỗ trên mặt bánh, làm bánh kém phần đẹp mắt. Nguyên nhân là do khi hấp cách thủy, hơi nước bơi lên, đọn trên nắp vung và chãy xuống gây rỗ bề mặt.
– Cách khắc phục rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy hai cái khăn sạch và hút nước tốt. Một cái phủ ở trên các cốc flan, cái còn lại phủ trên miệng nồi rồi đậy vung lên. Nếu cẩn thận hơn nữa, cứ từ 10 – 15 phút, bạn mở nắp vung và lau sạch hơi nước đọng trong đó. Nước không còn rỏ xuống mặt bánh nên bề mặt bánh sau khi hấp chín láng mịn như thạch luôn nha!
- Flan rỗ đáy hoặc rỗ bên trong:
– Đều gặp phải với cả hai phương pháp hấp và nướng. Nguyên nhân là do nhiệt độ quá cao là cho hỗn hợp trứng sữa sôi, tạo ra tổ ong bên trong bánh. Với phương pháp nướng, một số bạn hay dùng khay kim loại đi kèm với lò nướng, do kim loại dẫn nhiệt tốt hơn sứ, và khay lại tiếp xúc trực tiếp với thành lò nên nhiệt độ dưới đáy sẽ cao hơn, dẫn đến phần đáy bánh flan bị rỗ.
Dưới dây là một vài cách khắc phục cho trường hợp flan bị rỗ đáy hoặc bên trong cực đơn giản:
– Không được đánh hỗn hợp trứng sữa làm bánh flan quá mạnh tay, vì như vậy sẽ tạo bọt khí trong hỗn hợp làm rỗ bên trong bánh. Bạn hãy khuấy thật nhẹ và khuấy theo một chiều duy nhất cho trứng tan ra. Ngoài ra, trong khi khuấy, bạn hãy ấn nhẹ phới lồng hoặc dụng cụ khuấy vào thành và đáy tô, như vậy bọt khí sẽ không có cơ hội len vào trong hỗn hợp trứng sữa, vì lòng trắng trứng thường hay tạo bọt khí.
– Lược hỗn hợp trứng sữa qua một cái rây để loại bỏ những lợn cợn còn sót lại của lòng trắng trứng, lược hỗn hợp thật mịn cũng là cách để bánh flan không bị rỗ.
– Nếu nướng cách thủy bằng lò nướng, bạn phải bật lò trước 10 phút để nhiệt độ được ổn định. Dùng một khay nướng riêng, đặt cốc flan vào khay nướng rồi đổ nước vào khay cho ngập đến khoảng ½ khuôn. Bạn nên dùng một chiếc khăn lót ở đáy khay đựng nước để hạn chế hỗn hợp trứng sữa ở đáy khuôn bị sôi, tạo ra tổ ong ở phần đáy. Nếu bạn dùng khay nướng đi kèm với lò thì việc lót khăn là bắt buộc nếu bạn muốn có những chiếc flan mịn màng như thạch.
– Với phương pháp hấp, bạn nên dùng nồi hai tầng hoặc xửng hấp để đáy khuôn bánh flan không tiếp xúc trực tiếp với đáy nồi, vì nhiệt độ ở đáy luôn cao hơn, gây ra hiện tượng rỗ mặt đáy, nhìn bánh không đẹp xíu nào. Còn nếu bạn không có nồi hấp hai tầng hoặc xửng mà buộc phải đặt khuôn flan tiếp xúc trực tiếp với nước thì hãy lấy một tờ giấy bạc bọc bên ngoài khuôn flan, như vậy cũng phần nào hạn chế nhiệt độ quá cao ở phần đáy khuôn.
Thông tin khác
- » 11 lý do khiến đàn ông chán cơm thèm phở (17.10.2018)
- » Cách làm món phở gà (10.10.2018)
- » Cách pha bột bánh cuốn và cách tráng bánh cuốn đúng chuẩn (08.10.2018)
- » Cách nấu phở bò miền nam – So với phở miền bắc (08.10.2018)
- » Tư vấn lựa chọn máy vặt lông gà vịt phù hợp (03.10.2018)
- » So sánh nồi tráng bánh cuốn bằng điện với các nồi tráng bánh khác (02.10.2018)
- » Những thứ bắt buộc phải có trong bún bò Huế là gì? (24.09.2018)
- » Cách hầm xương nấu nước phở trong vắt, không bị hôi (24.09.2018)